Một biểu tượng dù đơn giản hay phức tạp đều nói lên ý nghĩa riêng của thương hiệu. Đó có thể là một hình khối đơn giản nhưng sẽ không hề đơn giản để tạo ra được những logo hiểu và liên kết vào tiềm thức khách hàng. Bạn sẽ cần sự hiểu biết sâu về lịch sử, văn hóa mà còn cả các nguyên tắc riêng của thiết kế logo theo hình dạng, biểu tượng.
Xem Thêm:
- Top 20 sự thật thú vị về màu sắc [Phần 1]
- Mockup là gì? Ứng dụng của Mockup trong thiết kế đồ họa
- Hệ màu RGB – hệ màu CMYK là gì ?
Bài viết được dựa theo ý kiến của tác giả nhưng mình đã triển khai ý kiến chủ quan và kiến thức cá nhân của mình rất nhiều, nên sẽ có rất nhiều thay đổi cũng như cho bạn hiểu rõ hơn về từng khía cạnh của việc thiết kế logo và xây dựng thương hiệu.
Tổng quan:
Phần 2. Typography trong thiết kế logo
Phần 3. Hình dạng và biểu tượng trong thiết kế logo
- Back to the Basic – Trở về sự đơn giản
- Hiểu được tâm ý hình thể
- Lưới – cấu trúc – tỉ lệ
- Những khoảng không gian âm – negative space
- Yếu tố hài hước
Phần 4. Lý thuyết màu trong thiết kế logo
Phần 5. Đưa thiết kế logo của bạn vào thực tiễn
11. Back to the Basic – Trở về sự đơn giản

Xu hướng thiết kế nói chung và thiết kế đồ họa nói riêng luôn thay đổi theo từng thời kỳ, có thể theo trào lưu, theo tính chất để phù hợp với văn hóa… Nhưng dù thay đổi như thể nào thì chúng ta phải luôn tuân thủ theo một quy tắc vàng đó là: Đơn giản.
Đừng chăm chút quá nhiều cho vẻ bề ngoài hay việc trang trí thái quá. Bạn muốn đạt được sự ấn tượng, tính linh hoạt, nổi bật thì phải tự hỏi rằng, sẽ như thế nào nếu logo này được sử dụng ở phần chân website hay đặt ngay trước tòa nhà.
Mặc dù khi nói đến vấn này bạn sẽ có suy nghĩ rằng “có gì đâu mà khó”, nhưng theo mình đó là một việc rất khó. Vì khi một thiết kế để hoàn thiện thì việc “cắt gọt” chỗ này một chút, chỗ kia một chút và bạn phải cân nhắc xem có nên bỏ chi tiết này không, vì đôi khi chi tiết đó là nét hình thành nên logo.
Vấn đề này liên quan rất nhiều đến văn hóa, đơn cử như Việt Nam, khi thiết kế một banner, poster hay tờ rơi… thì chúng ta luôn “nhét” vào rất nhiều hình hoặc chữ, vì đơn giản là khách hàng thấy “uổng” khoảng không gian trống. Vì thế, khái niệm đơn giản chỉ mang tính lý thuyết, nhưng khi áp dụng vào thực tế bạn phải thật chú ý.
“Sự đơn giản cũng là sự tinh tế tột cùng – Leonardo da Vinci“
Các kiểm tra tính đơn giản của logo là tiếp tục loại trừ các yếu tố cho đến khi đạt được hình thái cơ bản nhất. Khi có một phát thảo nhanh một logo với vài đường nét thì bạn nên tự hỏi, nét này có ý nghĩa gì? Tính độc đáo và ấn tượng của nó là gì? Nhưng mọi thứ đều phải quy về sự đơn giản, càng đơn giản người nhìn sẽ càng dễ nhớ.
12. Hiểu được tâm lý hình thể
Không chỉ đơn giản một hình thể được tạo ra mà nó còn mang một tâm lý học vượt xa sự tự nhiên, cái mà chúng ta nhìn thấy, mà nó còn mang một hình ý nghĩa cực kỳ sâu rộng, hiểu đơn giản là hình học và màu sắc là 2 khái niệm không phân biệt ngôn ngữ và văn hóa.
Tiềm thức của chúng ta rất đặc biệt vì có thể cảm nhận hình thể, hình khối khác nhau qua những cảm xúc khác nhau. Đường tròn, oval, bo viền, đường thẳng… đều có ý nghĩa riêng và chúng ta có cách nhận định riêng cho từng hình dạng (theo cách chủ quan của riêng bạn). Nhưng vẫn có những yếu tố tâm lý chung, và vì thế khai thác và kết hợp chúng, nhà thiết kế logo có thể giúp người nhìn dễ dàng suy ra được các phẩm chất đặc biệt của sản phẩm.
Đơn giản là vầy, một ví dụ điển hình cho Logo Nike Swoosh. Sự kết hợp 2 đường cong và một điểm nhọn đang hướng lên, vậy theo ý kiến chủ quan của bạn cho biểu tượng này là gì? Tâm lý chung là cảm giác sự chuyển động đang được thúc đẩy mạnh mẻ, một yếu tố trong những sản phẩm thể thao.
Nhưng, có một nguyên tắc bạn cần chú ý trong phần này, mặc dù một biểu tượng có một ý nghĩa riêng, và nếu muốn khai thác hết các ý nghĩa thì chúng ta phải “sáng tạo” có tính toán, cái sâu xa cái khách hàng phải suy ngẫm, có thể chủ quan mọi người nhìn khác nhau nhưng đều hướng đến ý nghĩa chung, cái này rất quan trọng. Để tránh trường hợp chúng ta quá lạm dụng sự đơn giản mà làm cho logo quá phổ thông, ví dụ bóng đèn đại diện cho “ý tưởng” hoặc biểu tượng hình quả địa cầu ý nghĩa cho “quốc tế”.
Các giá trị cốt lõi, mục tiêu phấn đấu và định hướng phát triển sản phẩm của doanh nghiệp là yếu tố then chốt trong việc thiết kế logo. Đôi khi chúng ta chỉ cần dành hết thời gian công sức để tìm hiểu thật kỹ thì mọi chuyện sẽ rất dễ dàng trong việc thiết kế. Đặc biệt là với những doanh nghiệp lớn và lâu đời đang cần tái cơ cấu hệ thống của mình để bắt nhịp với thị trường hôm nay.
13. Thiết kế logo theo Lưới – cấu trúc – tỉ lệ

Khái niệm lưới và cấu trúc rất xa vời với những designer mới bước vào nghề, đơn giản là vì chúng ta luôn suy nghĩ rằng vẽ, phác thảo, rồi thiết kế, giao khách hàng khách đồng ý là xong. Nhưng để có một logo chuẩn thì chúng ta phải luôn có kỹ thuật chia tỉ lệ cho từng phần, và đảm bảo độ hài hòa cũng như sẽ không có một chi tiết nào bị “lạc loài”
Biểu tượng mới của Apple và Pepsi được xây dựng quanh một loạt các vòng kết nối, theo sơ đồ này, phù hợp với ‘tỷ lệ vàng‘ là 1.618
Thường thì những dự án thiết kế logo kiểu này đòi hỏi tính kỹ thuật, sự sắp xếp các hình ảnh, điều này cho thấy mô hình lưới góp phần vào sự cấu tạo của nhừng đường cong có tính toán theo tỷ lệ đã được quy định từ trước, và những mô hình này sẽ hình thành quy ước chuẩn cho nhận diện thương hiệu
Cấu trúc và lưới tuy là một khái niệm không hề mới mẻ nhưng bạn có thể tìm thấy sự mới mẻ khi áp dụng vào dự án của bạn. Điều này không chỉ làm thiết kế của bạn thêm hài hòa mà còn có thêm độ chính xác về tỉ lệ.
14. Những khoảng không gian âm – negative space

Negative space (không gian âm) là một khái niệm thiết kế nâng cao trong thiết kế đồ họa, mặc dù rất khó để kết hợp negative space trong thiết kế, nhưng một thiết kế negative space được hoàn thiện thì, nó sẽ giúp thiết kế của bạn trở nên vô cùng hiệu quả, gây ấn tượng mạnh với khách hàng.
Trong bất kỳ một thiết kế nào, phần khách hàng nhìn vào và thấy liền thì sẽ là bình thường nhưng nhìn lâu sẽ thấy điểm bất thường, và điểm bất thường đó chính xác là điều bạn cần nói cho khách hàng biết thì điểm đó chính xác là điểm “ăn tiền”.
Không gian âm có thể được tạo ra với những thiết kế ngẫu nhiên, nhưng để yếu tố ẩn đó đúng với những yêu cầu của thương hiệu thì sẽ là một việc đòi hỏi tính sáng tạo rất rất cao.
Nếu sử dụng khéo léo phần không gian trống thì việc thiết kế logo sẽ mang lại nhiều ý nghĩa hơn, điều này cũng cũng cố cho lý thuyết sự tối giản mang đến cho bạn một logo đẹp và độc đáo hơn.
15. Thiết kế logo mang tính hài hước

Khi nói đến nụ cười chúng ta sẽ liên tưởng là sự hài lòng. Một trong những điều cơ bản trong các điểm chạm giữa thương hiệu đến khách hàng là hướng đến sự hài lòng cho khách hàng, vì thế nhiều công ty lấy văn hóa, tôn chỉ của mình làm biểu tượng cho logo.
Logo Heineken lúc vừa mới ra mắt thị trường với biểu tượng ngôi sao màu đỏ 5 cánh kiêu hãnh và dòng Heineken màu xanh lá cây. Tuy nhiên, năm 1942 bộ phận quảng cáo thiết kế logo cần phải thay đổi logo để thân thiện hơn với khách hàng, với gợi ý là sự biến tấu chữ “e” trong dòng chữ Heineken. Vì vậy tất cả các chữ “e” trong thiết kế logo của Heineken luôn được in nghiêng ra sau và trông như thể chúng đang cười ngặt nghẽo. =))

Và Amazon cũng thế, không chỉ là dấu hiệu mũi tên với nụ cười của sự hài lòng của khách hàng, nó cũng chỉ đường từ A đến Z -> “phục vụ khách hàng từ A đến Z”.
Tổng kết:
Hy vọng bài viết cung cấp cho các bạn một lượng kiến thức cho việc thiết kế logo theo hình dáng, biểu tượng. Đến đây bạn đã hiểu được 2 thể loại cơ bản nhất của thiết kế logo là theo hình dạng và theo Typhography. Bài viết sau mình sẽ hướng dẫn về khái niệm màu sắc của logo ảnh hưởng đến ý nghĩa, tâm lý của từng loại màu sắc trong việc thiết kế logo.
Với mong muốn mang thật nhiều kiến thức cho các bạn đam mê lĩnh vực thiết kế, thương hiệu, Digital Marketing, Website… Nếu bạn thấy bài viết có ích đừng quên giúp mình chia sẻ với những người khác, nếu có bất kì câu hỏi hay đề tài nào hay vui lòng gửi cho mình qua Email: Hello.Kenluz@gmail.com . Xin cảm ơn các bạn. –“CHEER”
Tác giả:Nick Carson
Nguồn: CreativeBloq